Tóm tắt sách "MBA cơ bản" - Tom Gorman 2009

A. MỤC TIÊU SAU KHI ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY

1. Giới thiệu

  • Tài liệu này là bản tóm tắt nội dung cuốn sách “MBA basic” – MBA cơ bản – của Tom Gorman.
  • Tuy nhiên tài liệu này được viết theo một cách hiểu riêng.

2. Mục tiêu

  • Trước khi đọc cuốn sách này, cần phải đọc cuốn “Từ những hạt sồi” để hiểu về tinh thần khởi nghiệp, rằng giấc mơ khởi nghiệp không cần phải hợp lý (nếu hợp lý thì không còn là giấc mơ). Sau đó cần đọc cuốn “Xây dựng để trường tồn”, để hiểu được rằng, giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp (gồm cả tầm nhìn, sứ mệnh, muc tiêu …) thực ra chỉ là hình ảnh phản chiếu của người chủ doanh nghiệp, vì thế đa phần doanh nghiệp không có sứ mệnh, tầm nhìn … đơn giản vì nó phản chiếu về người chủ của doanh nghiệp đó. Tiếp đó cần đọc cuốn “Chiến lược đại dương xanh”, để có thể sở hữu một chiếc la bàn cho riêng mình, nó sẽ chỉ tới sứ mệnh mục tiêu đã có.
  • Khi đã có đủ 3 yếu tố trên: giấc mơ, sứ mệnh mục tiêu, la bàn chỉ hướng tới sứ mệnh mực tiêu, thì cuốn sách này sẽ giúp hiện thực hóa hành trình đó bằng cách: hiểu thiên thời (môi trường kinh doanh), tạo địa lợi (hiểu & hoạch định nguồn lực), tạo nhân hòa (dẫn dắt đội ngũ đi tới sứ mệnh mục tiêu).
  • Tuy nhiên cuốn sách này mới chỉ nói cơ bản về quản trị tác nghiệp, chứ chưa chi tiết về đo lường (một phần quan trọng thiết yếu của quản trị - nên cần học thêm về xây dựng hệ thống đo lường). Tuy cơ bản nhưng cũng khá bài bản và hữu ích.

3. Đối tượng có thể áp dụng

  • Sách hay không phải bởi nội dung cuốn sách hoặc do người đọc sách, mà là sự phù hợp. nếu coi cuốn sách này ở cấp độ 5, thì những người ở cấp độ 1 sẽ không hiểu, còn người ở cấp độ 10 nếu đọc sẽ thấy nhàm chán.
  • Nội dung cuốn sách này phù hợp với những người đã bắt tay vào việc xây dựng một doanh nghiệp, đã trải nghiệm phần nào về những khó khăn của việc vận hàng một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguời này cần phải hiểu được sứ mệnh và chiến lược đại dương xanh để đi đến sứ mệnh mục tiêu, thì kiến thức cuốn sách này mới phát huy được giá trị tốt nhất của nó.

4. Khác biệt giữa quá trình khởi nghiệp và quá trình quản trị

  • Khởi nghiệp không phải là một hành động, nó là một quá trình. Có nhiều người vẫn mãi cứ mắc kẹt ở trong tình trạng khởi nghiệp, cho dù doanh nghiệp họ đã hoạt động 5 năm, 10 năm, 20 năm, hay nhiều hơn thế.
  • Tìm hiểu sơ sơ trên internet, thì tỷ lệ thất bại trong khởi nghiệp rất cao: 30% thất bại, 60% sống dở chết dở, chỉ 10% thành công. Nhưng trong 10% thành công ấy, chắc cũng một nửa tăng trưởng chậm, như vậy chắc chỉ có 5% là tăng trưởng mạnh và được quản trị tốt. Có nhiều lý do, nhưng lý do phổ biến nhất làm doanh nghiệp phá sản có thể là do không có chiến lược đại dương xanh (xác định đường giá trị khác biệt để tồn tại & phát triển – sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường), và một lý do phổ biến làm doanh nghiệp sống dở chết dở hoặc mãi không tăng trưởng (mãi chỉ là một công ty nhỏ) là không chuyển được quá trình khởi nghiệp sang quá trình quản trị.
  • Nhận biết một doanh nghiệp (dù đã hoạt động 10 năm, 20 năm …) vẫn đang mắc kẹt trong quá trình khởi nghiệp bởi các đặc điểm sau:
    • Khó khăn trong việc quản lý (đặc biệt là nhân lực): nhân viên làm việc không theo ý chủ doanh nghiệp, dẫn tới việc chủ doanh nghiệp phải trực tiếp tham gia nhiều việc. Nếu bước qua được tới quá trình quản trị, thì mọi việc hoạt động nhất quán như kế hoạch đã vạch ra, chủ doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn cho việc phân tích, hoạch định, huấn luyện, tư vấn … Khởi nghiệp tự mình làm việc để hoàn thành công việc. Quản trị hoàn thành công việc thông qua người khác.
    • Quản lý từ bên trong ra: chủ doanh nghiệp chỉ tập trung và chờ đợi vào đội ngũ nội bộ, thụ động phản ứng với các tác động thay đổi từ bên ngoài như: chỉ báo nền kinh tế, chính sách xã hội, đối thủ cạnh tranh (tiềm năng) … Nếu bước qua được tới quá trình quản trị, thì chủ doanh nghiệp quản trị từ bên ngoài vào: quan sát, theo dõi sự thay đổi của môi trường kinh doanh, và từ đó điều chỉnh nguồn lực, hướng nguồn lực tới vị thế cạnh tranh tốt …
    • Quá trình khởi nghiệp chưa thể mang lại thành công cho người khác. Nếu bước qua được tới quá trình quản trị, thì chủ doanh nghiệp đã dẫn dắt được những người chia sẻ lợi ích (nhân viên, cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, xã hội …) đi đến thành công.

 

B. KẾT LUẬN – ĐIỂM MẤU CHỐT CẦN THỰC HIỆN

  • Hiểu sự khác nhau căn bản giữa khởi nghiệp và lãnh đạo - quản trị: có thể mãi mãi bị mắc kẹt trong khởi nghiệp (tự mình trực tiếp làm nhiều việc; quản lý hay tầm nhìn từ bên trong ra), mà không giành được vai trò lãnh đạo (hoàn thành công việc thông qua người khác; quản lý hay tầm nhìn từ bên ngoài vào)
  • Tầm nhìn từ bên ngoài: 05 bước lập kế hoạch chiến lược:
    1. Xác định các mục tiêu của công ty (Chiến lược đại dương xanh; mục tiêu tầm rộng; tăng trưởng đến từ đâu: nhận diện thị trường, khách hàng, sản phẩm, nguồn lực …);
    2. Phân tích 05 môi trường công ty - OT (1- Khách hàng: nhu cầu, sự thỏa mãn, nhạy cảm giá; 2- Đối thủ tiềm năng: hoạt động, kế hoạch; 3- Nhà cung cấp: tác động tới tương lại; 4- Quản lý xã hội; 5- Xu hướng kinh tế: kinh tế học cơ bản, các chỉ báo kinh tế);
    3. Xem xét 05 nguồn lực của công ty cần & có - SW (1- Sản phẩm: ma trận tăng trưởng - thị phần: tăng trưởng  đỏi hỏi đầu tư, thị phần  lợi nhuận, ngôi sao - bò tiền - dấu hỏi - chó; 2- Con người chính là công ty: không nằm trong bảng kế toán, bảng lưu giữ thông tin tri thức để đem lại lợi thế kinh doanh & tạo nhân viên giỏi: kỹ năng, học vấn, kinh nghiệm; 3- Năng lực sản xuất: nhìn xa hơn bảng cân đối kế toán - am hiểu thiết bị: năng suất, đào tạo, sử dụng, bảo dưỡng; 4- Thông tin - “Kim tự tháp trí tuệ”: Dữ liệu: sự kiện thô; Thông tin: tạo ra bằng cách phân tích mối liên hệ giữa các dữ liệu  mô tả điều kiện & hành vi, có thông tin sẽ rộng đường phát 02 phần còn lại; Tri thức: hình thành từ 03 yếu tố - kinh nghiệm, học vấn, lập luận; nhiều tri thức taọ thành chuyên môn; Năng lực phán quyết: là kết quả của tri thức + tính cách – cơ sở đúng đắn + có tình có lý; 5- Nguồn lực khác: thương hiệu, sáng chế, kênh bán hàng …);
    4. Xác định 04 hành động (là tâm điểm của kế hoạch chiến lược - xác định những việc thật sự “phải làm” của các bộ phận) sẽ đưa công ty tới các mục tiêu (hoàn thiện & phát triển SWOT = 1 2+3+4: 1- Vô hiệu hóa hoặc loại bỏ các nguy cơ; 2- Biến các cơ hội thành tiền; 3- Khai thác các nguồn lực hiện có; 4- Phát triển hay chiếm lĩnh các nguồn lực cần thiết);
    5. Thực hiện các hành động (06 nguyên tắc/cảnh báo kinh doanh; 07 kỹ năng/nhiệm vụ quản trị; 06 thực thi lãnh đạo) và theo dõi tiến độ;
  • Quản trị tác nghiệp: phân tích & cơ cấu nội bộ:

Kỹ năng quản trị phát triển từ: kinh tế (giảm chi phí, tạo lợi nhận nhiều nhất) và kỹ thuật (xử lý khía cạnh vật chất của sản xuất)

    • Nguồn lực và bộ phận sản xuất
      • 05 khái niệm then chốt để sử dụng các nguồn lực nhằm tối đa hóa lợi suất: Phân tích chi phí-lợi nhuận; Quy luật lợi suất giảm dần; Chi phí cố định và chi phí biến đổi; Tiết kiệm nhờ quy mô; Tập trung hóa và phân cấp
      • 04 hộp công cụ hỗ trợ quyết định: Phân tích hòa vốn; Phân tích điểm giao nhau; Các công cụ lập kế hoạch và thời gian biểu (CPM, PERT); Các cây quyết định (sự trợ giúp hiển thị mạnh hơn)
      • Kế hoạch chi tiêu
      • Lưu ý về năng suất (Nhiều hơn! Nhanh hơn!) và chất lượng (“văn hóa chất lượng” - là một quyết định)
    • Tiền, kế toán và tài chính
      • Phân tích tài chính: 06 hệ số thanh khoản; 03 hệ số khả năng thanh toán dài hạn; 06 hệ số khả năng sinh lợi;
      • Sổ sách: Các hệ thống kế toán
      • Quyết định đầu tư: Thời gian là tiền; 03 cách phân tích đầu tư: Giá trị hiện tại ròng; Lợi suất nội bộ; Kỳ hoàn vốn
      • Thăng, trầm: Các thị trường tài chính
    • Marketing để đạt doanh số tối đa
      • 05 cách tăng doanh số
      • Đường cong chấp nhận sản phẩm
      • Chu kỳ sống của sản phẩm
      • Phân khúc thị trường
      • Năm chữ P của marketing; Định vị
      • 06 bước phát triển sản phẩm: 1- Sáng tạo ý tưởng; 2- Thử nghiệm khái niệm; 3- Thiết kế mô hình mẫu và sản phẩm; 4- Thử nghiệm sản phẩm; 5- Thử nghiệm thị trường; 6- Giới thiệu sản phẩm
    • Kim tự tháp trí tuệ: Dữ liệu; Thông tin; Tri thức; Năng lực phán quyết
      • 06 cách để bảo vệ tri thức công ty
    • Tổ chức các bộ phận của một doanh nghiệp (bằng cơ cấu dưới dạng sơ đồ tổ chức)
      • Bộ phận tài chính: kiểm soát tiền
      • Bộ phận kế toán: tính toán tiền
      • Bộ phận sản xuất tạo ra những hàng hóa mà công ty bán
      • Bộ phận marketing: bán sản phẩm cho các nhóm khách hàng
      • Bộ phận bán hàng: mang tiền về
      • Hệ thống thông tin: cung cấp đủ thông tin cho mọi người
      • Các bộ phận hỗ trợ: đảm trách những việc còn lại
        • Bộ phận pháp lý
        • Bộ phận nhân sự
        • Bộ phận phụ trách quan hệ với nhà đầu tư
        • Quản trị bất động sản (hay bộ phận bất động sản)
      • Trên tất cả: hội đồng quản trị
      • Đặt tất cả vào một hệ thống: sơ đồ tổ chức
  • Hoàn thành công việc thông qua người khác: Tạo ra thành công cho tất cả mọi người (nhân viên, cổ đông, khách hàng, cộng đồng …)
    • 06 nguyên tắc kinh doanh mà mọi nhà quản trị phải biết: 1- Giá trị (quyết định làm mục tiêu gì để khách hàng trả tiền); 2- Tổ chức (cơ cấu nguồn lực dưới dạng sơ đồ tổ chức phù hợp để thúc đẩy tổ chức hướng tới giá trị mục tiêu); 3- Lợi thế cạnh tranh (vũ khí của kẻ thắng: quyết định cơ sở cạnh tranh để tạo lợi thế cho khách hàng); 4- Kiểm soát (tất cả nhất quán mục tiêu và nhiệm vụ: dựa trên thông tin tại bất cứ khi nào); 5- Khả năng sinh lợi (mục tiêu cơ bản nhất: doanh nghiệp dựng lên để tạo ra tiền); 6- Các thông lệ đạo đức (nguyên tắc căn bản của kinh doanh: không trung thực sẽ phá hủy công ty với 03 lý do)
    • 07 kỹ năng / nhiệm vụ quản trị (để cho phép hoàn tất mọi việc thông qua những người khác): 1- Lập kế hoạch phù hợp ngăn chặn hoạt động yếu kém (ý tưởng để trong đầu  - kế hoạch để trên giấy; 05 bước lập kế hạch chiến lược; xuất phát điểm của quản trị: quy tắc 5P;); 2- Xác định mục tiêu (rõ ràng = cụ thể + đo lường + thời hạn; mục tiêu lớn  sứ mệnh  động lực  nghị lực & tận tụy; mục tiêu nhỏ  tập trung & hăng say;); 3- Quy trình ra quyết định (phản xạ 06 bước: xác định vấn đề (thoải mái với sự kiện)  thu thập thông tin tốt  phân tích thông tin  phát triển lựa chọn  chọn lựa phương án   theo dõi kết quả); 4- Phân công tốt (giao tất cả mọi việc có thể thông qua & tôn trọng chuỗi mệnh lệnh; 03 nguyên tắc nền tảng: tính trách nhiệm, nghĩa vụ giải trình và quyền hạn; không giao giải trình của mình; không rút lại trách nhiệm và quyền hạn; không sửa hộ - để nhân viên hiểu chuẩn mực của mình); 5- Hỗ trợ nhân viên (phá bỏ rào cản thành công của nhân viên; 06 thực thi cơ bản); 6- Giao tiếp: kỹ năng tối quan trọng (lắng nghe để hiểu khác biệt tham chiếu văn hóa – tạo mối ràng buộc); 7- Kiểm soát kế hoạch (dẫn dắt nguồn lực tập trung theo kế hoạch để đạt mục tiêu;);
    • 06 thực thi cơ bản (lãnh đạo thực thi nhiệm vụ - thành thạo việc giữ vị trí quản trị & giành vai trò lãnh đạo: ít mệnh lệnh hơn và hiệu quả hơn): 1- Tạo dựng lòng tin (là nền tảng; dựa trên tôn trọng & kỳ vọng; có ý thức: ứng xử công bằng và, nguyên tắc, phá bỏ rào cản thành công; tin tưởng nhau tạo sự cộng tác: cởi mở chia sẻ thông tin, nỗ lực tối đa và hỗ trợ nhau;); 2- Chia sẻ tầm nhìn (tầm nhìn kinh doanh: lý do tồn tại của công ty phải phục vụ khách hàng; tầm nhìn rộng hơn mục tiêu: gắn kết giá trị nền tảng, thiết lập mục tiêu để lực chọn và theo đuổi; nghiên cứu bản chất con người: không chỉ là đồng lương – muốn cảm nhận về mục đích, muốn được trao sứ mệnh, hạnh phúc về thành tựu;); 3- Hướng mọi người vào nhiệm vụ phù hợp (phân công tốt: tất cả nguồn lực phải tập trung vào ưu thế lõi để gia tăng giá trị cho khách hàng; không phân tâm); 4- Tạo ra tinh thần trách nhiệm (mắt khâu bị thiếu của quả trị - khó khăn và khó chịu: luôn xin lỗi, viện lý do, không đưa ra giải pháp, che giấu thất bại; khiến chịu trách nhiệm bằng cách: cho phép sai lầm - thất bại, chấp nhận là một phần của quá trình, từ đó mọi người thừa nhận và chịu trách nhiệm, sau đó đào tạo & huân1 luyện giúp họ tiến bộ và đương đầu với thất bại); 5- Duy trì tính thống nhất (sa thải nếu không thể hướng tới những mục tiêu và chiến lược; tính thống nhất nghĩa là “tất cả mọi người đang đi theo cùng một hướng” - tạo nên từ tính nhất quán & sự hài hòa: chiến lược, cơ cấu, cam kết nguồn lực, niềm tin, thông điệp, hành động, mục tiêu, … phải phù hợp nhau); 6- Huấn luyện và tư vấn (là phương tiện để thực hiện & quy 05 thực thi khác về cấp độ: người với người; huấn luyện: phản hồi rất cụ thể để giúp nhân viên đạt kết quả trách nhiệm; tư vấn: chuẩn bị cho nhân viên thăng tiến lên một nhiệm vụ mới; giúp phát triển đội ngũ, giữ người tốt, kéo theo giao lưu có tác dụng cống hiến nhiều hơn;)

Tiêu đề ...
Nội dung ...