Tóm tắt sách "OKRs - Làm điều quan trọng" - John Doerr 2017

A. MỤC TIÊU SAU KHI ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY

1. Giới thiệu

  • Tài liệu này là bản tóm tắt nội dung cuốn sách “OKRs – Measure What Matters” – Làm điều quan trọng – của John Doerr.
  • Tuy nhiên tài liệu này được tóm tắt theo cách hiểu riêng.

2. Mục tiêu: Thời gian là hữu hạn – Hãy trân trọng nó và làm điều quan trọng!

  • Mọi thứ đều là hữu hạn, đặc biệt là về thời gian. Mỗi lần lựa chọn cho mình hay cho tổ chức một nhiệm vụ / dự án / hướng đi, nếu nhanh thì thời gian thực thi sẽ mất vài tháng, lâu thì mất vài năm, còn nếu không may, có lẽ sẽ mất cả đời cũng không hoàn thành được. Chính vì vậy, nếu không may chọn sai, thời gian lãng phí sẽ không thể lấy lại được.
  • Có quá nhiều người làm việc rất vất vả, những mãi không làm được gì lớn lao. Nguyên nhân quyết định nhất, không phải là bởi phương pháp làm sai, không đủ cần cù chịu khó, không đủ sự quyết tâm. Mà chính là LỰA CHỌN SAI MỤC TIÊU hoặc LỰA CHỌN QUÁ NHIỀU MỤC TIÊU.
  • Cuốn sách này sẽ giúp người đọc lựa chọn được ĐÚNG MỤC TIÊU QUAN TRỌNG, không những vậy, còn phải là ÍT MỤC TIÊU.
  • Như Steve Job đã nói: “Sáng tạo nghĩa là nói không với một ngàn điều hiển nhiên”. Bằng cách “buông” những hỗn độn, “nắm” những quan trọng, làm cho nhẹ nhàng hơn trên đôi chân của mình và trở nên nhanh nhẹn cần thiết để chiến thắng.

3. Đối tượng có thể áp dụng

  • Nội dung cuốn sách này tương đối dễ tiếp thu, tuy nhiên nó khá vòng vo và lặp lại nhiều vấn đề nhiều lần, nên khi tóm lược lại được nội dung chính của nó khá mất thời gian.
  • Cá nhân hay tổ chức đều có thể và nên áp dụng vào công việc cũng như cuộc sống.

4. Gợi ý đọc sách

  • Trước khi đọc cuốn sách này, cần đọc cuốn: 1- “Từ những hạt sồi” để hiểu về tinh thần khởi nghiệp, rằng giấc mơ khởi nghiệp không cần phải hợp lý (nếu hợp lý thì không còn là giấc mơ), và tạo ra môi trường ủng hộ cho quá trình khởi nghiệp. 2- “Xây dựng để trường tồn”, để hiểu được rằng, giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp (gồm cả tầm nhìn, sứ mệnh, muc tiêu …) thực ra chỉ là hình ảnh phản chiếu của người chủ doanh nghiệp, vì thế đa phần doanh nghiệp không có sứ mệnh, tầm nhìn … đơn giản vì nó phản chiếu về người chủ của doanh nghiệp đó. 3- “Chiến lược đại dương xanh”, để có thể sở hữu một chiếc la bàn cho riêng mình, nó sẽ chỉ tới sứ mệnh mục tiêu đã có. 4- “MBA cơ bản”, giúp hiện thực hóa hành trình đó bằng cách: hiểu thiên thời (môi trường kinh doanh), tạo địa lợi (hiểu & hoạch định nguồn lực), tạo nhân hòa (dẫn dắt đội ngũ đi tới sứ mệnh mục tiêu). 5- “BSC – Thẻ điểm cân bằng” để đảm bảo tài chính trên hành trình tới mục tiêu.
  • Khi đã có đủ 5 yếu tố trên (1- giấc mơ; 2- sứ mệnh mục tiêu; 3- la bàn chỉ hướng tới sứ mệnh mực tiêu; 4- khởi hành tới mục tiêu; 5- đảm bảo tài chính), thì cuốn này sẽ giúp cho thời gian hoàn thành hành trình là nhanh nhất, khỏe nhất, và phải là liên tục sáng tạo đột phá để vượt qua kỳ vọng ban đầu.
  • Sau khi đọc cuốn sách này, cần đọc cuốn: 1- “Tốc độ tư duy”, để tích hợp OKRs vào hệ thống thần kinh kỹ thuật số, kiến tạo một tổ chức hoạt động không ma sát (friction-free) và vận hành không biên giới.

5. OKRs và KPI, BSC, MBO

  • Nếu là đã một doanh nghiệp / tổ chức có nhiều thành viên, thì có lẽ sẽ không xa lạ với các thuật ngữ KPI, xa hơn một chút là MBO, rồi BSC.
  • Tuy nhiên, thuật ngữ OKRs có lẽ sẽ xa lạ với nhiều người. Sự khác biệt giữa các công cụ này (OKRs và KPI, BSC, MBO) có đề cập trong phần Tóm tắt ngắn. Phần này do tự cá nhân tôi đưa ra, nên có lẽ sẽ không chính xác, chỉ mang tính tham khảo. Nếu được thì vui lòng góp ý!

6. Chỉ báo kinh tế quan trọng: tăng trưởng năng suất

  • Để đánh giá một nền kinh tế của một quốc gia, hay của thế giới, thì có rất nhiều chỉ báo kinh tế, như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Giá cả và lạm phát (sức mua) (CPI, PPI); Lãi suất (chi phí của tiền); Tỷ lệ thất nghiệp; Lòng tin của người tiêu dùng … Trong đấy có một chỉ báo mà có lẽ là nguồn gốc mạnh mẽ nhất của tác động tới nền kinh tế, đó là: Tăng trưởng năng suất.
  • Có lẽ thật đáng buồn khi năng suất lao động người Việt Nam quá thấp, hiện nay nằm trong nhóm top thấp nhất trong khu vực, thậm chí thấp hơn cả Lào. Mấy chục người Việt Nam cộng lại mới bằng một người nước ngoài người ta làm việc. Hơi xấu hổ thật.
  • Nội dung cuốn sách này giải quyết vấn đề năng suất lao động này. Bằng cách thay đổi phương pháp, tư duy và văn hóa làm việc của từng cá cá nhân và tổ chức. Sẽ không còn kiểu làm việc: ăn sổi ở thì, chỉ nhìn vào ngắn hạn, không có chọn lọc mục tiêu, động lực làm chỉ nằm ở 02 cấp độ cơ bản trong “Tháp nhu cầu Maslow” (lương / thưởng / có việc làm …), làm việc một cách mù mờ, không kết nối / hỗ trợ nhau, không dám chấp nhận rủi ro, không dám sáng tạo … Thay vào đó, mỗi cá nhân và tổ chức sẽ làm việc theo kiểu: khát vọng lớn có tính toán thận trọng, động lực làm việc bỏ qua 02 cấp độ cơ bản trong “Tháp nhu cầu Maslow” mà nhảy thẳng lên 03 cấp độ cao nhất (làm việc vì muốn khẳng định bản thân, muốn đóng góp, chia sẻ, kết nối, học hỏi …), cùng taọ dựng một văn hóa làm việc minh bạch, kết nối, tập trung, hỗ trợ, nghĩ lớn, yêu thích thất bại, học hỏi …
  • Kiến thức trong cuốn sách này thực sự hữu ích, sẽ tạo ra cuộc cách mạng về năng suất, về sáng tạo. Đó là lý do tại sao nó lại đang được áp dụng tại những tổ chức luôn tạo ra những cuộc cách mạng trên thế giới hiện nay. Trong đó có: Google, Intel, Youtube, Gates Founddation, Uber, Twitter, LinkedIn, Amazon …
  • Có thể nói, OKRs là giải pháp mới nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Nó giúp tổ chức kiến tạo ra những cuộc cách mạng như: Google thì tạo ra hàng loạt ứng dụng hàng tỷ người dùng (Youtube, Gmail, Gmap, Android, Chrome, cỗ máy tìm kiếm Google Search …), Gates Foundation thì đang trong chiến dịch xóa sổ bệnh sốt rét trên toàn cầu …

7. Một cuộc cách mạng

  • OKRs là giải pháp mới nhất và hiệu quả nhất trên thế giới, nó được cha để Andy Grove đưa ra những năm 1970. Mục tiêu của nó là tạo ra những “tổ chức dân chủ - thực thi tổng lực”. Tác giả cuốn sách này nói rằng, ứng dụng OKRs mới chỉ ở giai đoạn đầu, và ông nhìn thấy nó trong tương lai, sẽ được mở rộng cho cả nền kinh tế, nền giáo dục. Cuối cùng là tạo ra cuộc cách mạng về năng suất và sáng tạo.
  • Tuy nhiên, có một điều mà cha đẻ OKRs và tác giả cuốn sách này, cùng nhiều người đọc sẽ không nghĩ tới, rằng cuộc cách mạng này, “tổ chức dân chủ - thực thi tổng lực” này nó đã có ở Việt Nam rất lâu trước đó rồi. Thể chế này được bác Hồ tạo ra dưới cái tên “Dân chủ tập trung” (trong “Hồ Chí Minh toàn tập”) – nơi mà mỗi người dân đều là một người lính, một điệp viên, một anh hùng, tất cả thành một khối, chung một mục tiêu.
  • Như thực dân Pháp đã cảnh báo với đế quốc Mỹ về cuộc cách mạng của Việt Nam: “Khi một dân tộc đã thức tỉnh, thì không thế lực nào có thể chiến thắng được!”

 

B. KẾT LUẬN – 04 ĐIỂM MẤU CHỐT CẦN THỰC HIỆN

1- Hiểu về lợi ích và khác biệt của OKRs, CFRs, văn hóa OKRs

  • Lịch sử phát triển của các phương pháp quản lý – thực thi
  • Một vài vấn đề gợi ý cho sự xuất hiện của OKRs
  • Khác biệt giữa các phương pháp quản lý - thực thi: OKRs vs BSC, MBO, KPI
  • Hình dung về về OKRs, 07 điểm căn bản của nó

2. Hiểu và nắm rõ 07 điểm khi soạn thảo OKRs

  • Chu kỳ OKRs: Các giai đoạn thực thi
  • Cách viết OKRs hiệu quả
  • OKRs cam kết và OKRs mở rộng
  • Đọc, lý giải và hành động cho OKRs
  • Thêm một vài phép thử
  • Những sai lầm và cái bẫy khi viết OKRs
  • Các mẫu biểu và hệ thống của OKRs

3. 04 Thực thi OKRs, CFRs, văn hóa OKRs

1- Thực thi OKRs: 04 yếu tố biến ý tướng tốt trở thành hành động xuất sắc

Yếu tố siêu quyền lực 1: Tập trung và cam kết với các ưu tiên hàng đầu

  • Những tổ chức có năng suất cao
    • Sử dụng OKRs để làm cho tổ chức nhẹ nhàng hơn trên đôi chân của mình và trở nên nhanh nhẹn cần thiết để chiến thắng,
    • Bằng cách:
      • hiểu rất rõ điều gì là quan trọng.
      • loại bỏ những hỗn độn
      • tập trung vào những mục tiêu quan trọng

Yếu tố siêu quyền lực 2: Minh bạch, sắp xếp, kết nối công việc

  • Với sự minh bạch của OKRs,
    • Mục tiêu của mỗi người - từ CEO trở xuống - đều được chia sẻ minh bạch - công khai
    • Mỗi người kết nối mục tiêu của mình với kế hoạch chung của công ty
    • Mỗi người phát hiện các mối phụ thuộc (dọc, ngang, chéo) để phối hợp với nhau
  • Với khả năng tự quản cao tại các phòng ban, OKRs ngược từ dưới lên sẽ khuyến khích
    • sự cam kết và sáng tạo
      • rất mạnh ở từng cá nhân. (P.29)

Yếu tố siêu quyền lực 3: Theo dõi, tinh thần trách nhiệm và kích hoạt hành động

  • OKRs được vận hành từ dữ liệu, và được
    • kiểm tra định kỳ
    • điều chỉnh định kỳ
    • đánh giá xếp hạng
  • Toàn bộ quy trình chỉ nhằm mục đích
    • nâng cao tinh thần trách nhiệm
      • chứ không để phán xét.
  • Một kết quả then chốt (KR) đang ở trong tình trạng nguy hiểm sẽ
    • kích hoạt một kế hoạch hành động
      • giúp đưa KR đó trở về đúng quỹ đạo
      • hoặc thay đổi, thay thế bằng một KR khác. (P.29)

Yếu tố siêu quyền lực 4: Mở rộng quy mô để bứt phá

  • OKRs khuyến khích đạt được mức độ vượt trội, bằng cách
    • dẫn hướng chúng ta làm nhiều thứ hơn chúng ta nghĩ là bản thân có thể làm được đánh thức con người sáng tạo nhất tham vọng nhất trong mỗi người chúng ta
    • cho phép tự do thất bại

2- Thực thi CFRs: Cải thiện năng suất làm việc

  • OKRs và CFRs có thể phối hợp để đưa nhà lãnh đạo, nhân viên và tổ chức lên một đẳng cấp cao mới. (P.29)
  • Phân tích những nhược điểm của các kỹ thuật đánh giá năng lực hàng năm kiểu cũ
  • Đề xuất một kỹ thuật mới khác - Quản lý hiệu suất công việc liên tục (Continuous Performance Management).  
  • Phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý năng lực liên tục phối hợp với nhau như thế nào trong thực tế. (P.29)

3- Thực thi văn hóa OKRs: Cải thiện sự hài lòng ở nơi làm việc

  • OKRs đã làm nhẹ nhàng việc thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp như thế nào. (P.29)

4- Thực thi trao đổi: Biểu hiện công việc

  1. Lên kế hoạch mục tiêu và đánh giá (P.282)
  2. Cập nhật tiến độ công việc (P.282)
  3. Huấn luyện (P.283)
  4. Phản hồi thông tin (P.283)
  5. Phát triển sự nghiệp (P.284)
  6. Chuẩn bị cho cuộc trao đổi công việc (P.284)

4. Hiểu tiềm năng to lớn của OKRs: Một cuộc cách mạng


Tiêu đề ...
Nội dung ...